TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ 

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng trở thành một công cụ không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi số của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. Với khả năng học hỏi, suy luận và tự động hóa, AI đã trở thành động lực chính thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trên toàn cầu. Vậy, AI đóng vai trò gì trong cuộc chuyển đổi số này? Bài viết dưới đây sẽ khám phá vai trò quan trọng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong chuyển đổi số. 

Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì ?

Trí tuệ nhân tạo (AI), hay còn gọi là trí thông minh nhân tạo là một lĩnh vực của khoa học máy tính tập trung vào việc tạo ra máy móc thông minh, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ mà thông thường cần đến trí tuệ con người. Điều này bao gồm việc học hỏi, suy luận, giải quyết vấn đề, nhận biết ngôn ngữ,…Nói một cách đơn giản, đó là việc tạo ra những máy móc có thể “suy nghĩ” và “học hỏi” giống như con người.

Vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI)  trong chuyển đổi số

1. Tự Động Hóa Quy Trình

 AI giúp tự động hóa các quy trình nghiệp vụ lặp đi lặp lại như xử lý đơn hàng, quản lý tài liệu, nhập dữ liệu, giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả. Bên cạnh đó, AI có khả năng phân tích các quy trình hiện tại và đề xuất cải tiến để tối ưu hóa hiệu suất, giảm thời gian thực hiện.

2. Cải thiện và nâng cao trải nghiệm khách hàng

AI giúp phát triển chatbot và trợ lý ảo để cung cấp dịch vụ khách hàng 24/7, giải đáp các câu hỏi phổ biến và xử lý yêu cầu một cách nhanh chóng, chính xác. AI còn phân tích dữ liệu khách hàng để cung cấp các gợi ý sản phẩm, dịch vụ cá nhân hóa. Từ đó nâng cao trải nghiệm, sự hài lòng và giữ chân khách hàng.

3. Bảo mật và an ninh

 AI phát hiện các mối đe dọa an ninh mạng và gian lận bằng cách phân tích hành vi và nhận diện các mẫu bất thường, từ đó cải thiện khả năng phòng chống và ứng phó sự cố. Không những vậy, AI còn giúp tự động hóa các tác vụ bảo mật như kiểm tra lỗ hổng, cập nhật hệ thống và phản hồi sự cố, nâng cao khả năng bảo vệ hệ thống và dữ liệu.

 

Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI)

1. Trợ lý ảo

Siri, Google Assistant, Alexa là những ví dụ điển hình. Chúng giúp chúng ta thực hiện các tác vụ hàng ngày như đặt báo thức, tìm kiếm thông tin, điều khiển thiết bị thông minh, đặt hàng online và thậm chí là trò chuyện,..

2. Nhận diện khuôn mặt

AI được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị di động, hệ thống an ninh để mở khóa, xác thực danh tính và kiểm soát truy cập vào các khu vực bảo mật.

3. Dịch thuật

 Các công cụ dịch thuật tự động như Google Dịch sử dụng AI để dịch văn bản, giọng nói một cách nhanh chóng và chính xác, hỗ trợ giao tiếp quốc tế giúp phá vỡ rào cản ngôn ngữ.

4. Cá nhân hóa trải nghiệm

Các nền tảng như Netflix, Spotify sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để đề xuất phim, nhạc cá nhân hoá, phù hợp với sở thích cá nhân của từng người dùng.

Comments are closed