TĂNG CƯỜNG BẢO MẬT DỮ LIỆU TRONG THỜI ĐẠI SỐ

Trong thời đại số ngày nay, dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cá nhân, tổ chức. Công nghệ phát triển, nguy cơ về bảo mật, đe dọa đến thông tin, dữ liệu và an ninh mạng ngày càng tinh vi, đa dạng. Vậy làm thế nào để cá nhân, tổ chức có thể bảo mật dữ liệu trong thời đại số? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả những thách thức cũng như phương pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề trên.

Những thách thức về bảo mật dữ liệu trong thời đại số

1. Các cuộc tấn công mạng tinh vi 

Các nhóm tội phạm mạng có tổ chức cao, sử dụng các công cụ và kỹ thuật tiên tiến để thực hiện các cuộc tấn công tinh vi, quy mô lớn như các phần mềm độc hại mã hóa dữ liệu của nạn nhân và yêu cầu tiền chuộc để giải mã (Ransomware), các cuộc tấn công nhằm đánh cắp thông tin nhạy cảm thông qua email giả mạo hoặc trang web lừa đảo (Phishing), đánh sập dịch vụ bằng cách làm quá tải hệ thống với lưu lượng truy cập giả (DDoS),…

2. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mới như AI và machine learning có thể tạo ra các lỗ hổng bảo mật và tăng khả năng tấn công dữ liệu. Blockchain và các loại tiền mã hóa có thể tạo ra các vấn đề về bảo mật đặc biệt trong việc bảo vệ ví và giao dịch.

3. Độ phức tạp của mạng lưới IoT

Nhiều thiết bị IoT được sản xuất với các tiêu chuẩn bảo mật thấp, tạo lỗ hỏng, dễ bị khai thác và đánh cắp thông tin. Bên cạnh đó, sự gia tăng số lượng thiết bị IoT gây khó khăn trong việc quản lý và bảo mật. 

Các biện pháp bảo mật dữ liệu hiệu quả

1. Mã hóa Dữ liệu (Encryption)

Sử dụng mã hóa AES (Advanced Encryption Standard) để bảo vệ dữ liệu khi lưu trữ trên ổ đĩa. Áp dụng giao thức TLS (Transport Layer Security) hoặc SSL (Secure Sockets Layer) để bảo vệ dữ liệu trong quá trình truyền tải qua mạng.

2. Xác thực 2 yếu tố (2FA)

Kết hợp mật khẩu với mã xác thực nhận qua SMS, email hoặc ứng dụng xác thực như Google Authenticator. Đảm bảo các dịch vụ quan trọng như email, hệ thống quản lý và ngân hàng đều hỗ trợ 2FA.

3. Giám sát và phát hiện xâm nhập 

Triển khai hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS) để phát hiện các hoạt động bất thường và cảnh báo sớm. Ghi lại và phân tích nhật ký hệ thống để phát hiện và phản ứng với sự cố bảo mật.

4. Sử dụng phần mềm chống virus và malware

Đảm bảo rằng các phần mềm chống virus và malware luôn được cập nhật và hoạt động. Thực hiện quét hệ thống thường xuyên để phát hiện và loại bỏ phần mềm độc hại.

Comments are closed