SVDCA chúc mừng IPS với những đóng góp nổi bật trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số

Chi hội Truyền thông số phía Nam (SVDCA) trân trọng chúc mừng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) với những đóng góp thiết thực, sâu sắc trong hành trình xây dựng Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số – một văn bản pháp lý quan trọng nhằm tạo nền tảng pháp lý cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp công nghệ số tại Việt Nam.

Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số chính thức được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 9, khóa XV vào ngày 09/5/2025 và dự kiến được thông qua vào ngày 14/6/2025.

Trong suốt hơn một năm qua, IPS đã đồng hành cùng quá trình xây dựng dự thảo luật với vai trò là cầu nối giữa giới chuyên gia, doanh nghiệp và cơ quan hoạch định chính sách. Thông qua các buổi tham vấn chính thức, toạ đàm chuyên môn, các bài viết nghiên cứu chuyên sâu cũng như hoạt động truyền thông chính sách, IPS đã đóng góp nhiều ý kiến có giá trị, phản ánh đúng thực tiễn phát triển công nghệ tại Việt Nam và xu hướng toàn cầu.

Có thể là hình ảnh về 9 người và văn bản

Đặc biệt, hai nhóm khuyến nghị trọng tâm của IPS đã được các cơ quan soạn thảo nghiêm túc tiếp thu, bao gồm:

  • Khung pháp lý về trí tuệ nhân tạo (AI) dựa trên rủi ro: Đề xuất phân loại AI theo mức độ rủi ro thay vì áp dụng một khuôn mẫu chung, đồng thời xác định rõ vai trò, nghĩa vụ của các chủ thể trong vòng đời AI – từ phát triển, triển khai đến người dùng cuối.

  • Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox): Đề xuất mô hình thử nghiệm công nghệ và pháp lý, cho phép doanh nghiệp đổi mới sáng tạo được miễn trừ một số quy định hiện hành trong phạm vi kiểm soát, nhằm thúc đẩy quá trình thử nghiệm và ứng dụng công nghệ mới một cách an toàn, hiệu quả.

Có thể là hình ảnh về 12 người và văn bản

Có thể là đồ họa về bản đồ và văn bản cho biết 'CÁC VĂN BẢN VÀ LIỆU GÓP Ý GỬI cơ QUAN SOẠN THẢO IPSX cơ CHE THỨ NGHIỆM Nghiên triển Truyent hông có KIỂM SOÁT IPS®: PS RITUĘNHÂNTẠO NHÂN TẠO VÀ VIỆCLÀM LÀM VIỆT NAM thacht vàm Báo cáo nghiên cứu về phát triển Việt Nam: Cân bắng giữa thúc đấy phát trẻn kiêm soát úi do Al CHÍNH (AI) VIỆT NAM: HÁNG105441024 VAKIEMSOATAWAO CHÍNH SÁCH PHÁT TRIẾN KIỂM SOÁT RÚI RO xuất chính sách (policy brief) gửi đại biểu Quốc hội ά2028 Các văn bản góp về và sanbox trong dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ รอี.'

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'CÁC BÀI VIẾT PHÂN TÍCH VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TẠI VIỆT NAM Đạo luật Trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới IPS triển chính Deanh Doanh nghiệp Diabe Cần chính sách thúc đẩy phát triển AI tại Việt Nam Chiasi Doanh จ Ứng dụng AI trong khu vực công: Từ Làng Nủ đến giá trị chung của loài người bước trong đây, trang chính thuẩn phát giúp bang, minh được Phát triển AI có trách nhiệm tại Việt Nam Nguyên Nghiên triên truyên (IPS)| về nghiên đển Vào phát triền'

Việc các khuyến nghị này được phản ánh trong dự thảo trình Quốc hội thể hiện tầm ảnh hưởng tích cực và sự đóng góp chuyên môn sâu sắc của IPS đối với hệ sinh thái chính sách công nghệ tại Việt Nam.

SVDCA đánh giá cao vai trò của IPS trong việc thúc đẩy chính sách đổi mới sáng tạo, và tin tưởng rằng những nỗ lực này sẽ tiếp tục tạo ra nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững và có trách nhiệm của công nghệ số trong thời gian tới.


Thông tin thêm:

  • Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số được xây dựng nhằm điều chỉnh các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, cung ứng và ứng dụng công nghệ số, trong đó có các công nghệ mới nổi như AI, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, chuỗi khối…

  • IPS là một tổ chức nghiên cứu độc lập, hoạt động trong lĩnh vực chính sách truyền thông và công nghệ, trực thuộc Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA).

Tags:

Comments are closed

This will close in 23 seconds